Cơ quan điều tra đã tạm giữ khẩn cấp 5 đối tượng gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, chủ cơ sở, trú thôn 14, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp), Nguyễn Xuân Bảo (chồng bà Loan), Ngô Ngọc Sơn (người trực tiếp thực hiện hành vi nhuộm phế phẩm cà phê với pin) và 2 người khác.
Trước đó, sáng 23-4, tại Hội nghị trực tuyến về Giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu nên điều tra khởi tố nghiêm túc, bắt tạm giam các đối tượng có liên quan.
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan bên những tang vật vi phạm. Ảnh: ĐD |
Liên quan đến vụ án, ngày 18-4, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo khẩn và thông bước đầu về vụ việc. Theo đó, từ ngày 15 đến 17-4, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49, Công an tỉnh Đắk Nông) đã phát hiện cơ sở thu mua nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan đã có hành vi dùng dung dịch màu đen (hỗn hợp nước với pin) để ngâm, tẩm, nhuộm đen phế phẩm cà phê.
PC49 Công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các ban ngành chức năng lập biên bản, niêm phong hơn 21 tấn phế phẩm cà phê (cà phê nhân nát vụn, vỏ cà phê, đá sỏi) đã được ngâm tẩm, nhuộm đen và đóng bao bì. Tại hiện trường còn có 40 lít dung dịch màu đen, 35kg pin đập dẹp, 129kg lõi, nắp và vỏ pin.
Bước đầu, bà Loan khai đã bán 3 tấn phế phẩm cà phê cho một người ở Bình Phước.
Ngoài lõi pin, cơ sở bà Loan còn dùng đá nhỏ để trộn vào phế phẩm cà phê. Ảnh: Đ.D |
Trong khi đó, UBND xã Đắk Wer cho biết, bà Loan chuyển đến sinh sống tại thôn 13, xã Đắk Wer vào nằm 2016. Cũng trong nằm này, bà Loan được Phòng Tài chính, kế hoạch huyện Đắk R’lấp cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Giấy phép này được đăng ký thay đổi lần đầu vào ngày 31/10/2017 với ngành nghề kinh doanh là thu mua nông sản và vốn kinh doanh 1 tỷ đồng.
Dù được cấp giấy phép kinh doanh thu mua nông sản nhưng chính quyền địa phương không hay biết việc này vì bà Loan không treo biển và không báo cáo. Bà Loan cũng không hề mua bán, trao đổi bất kỳ sản phẩm hàng hóa nào với người dân địa phương.
gửi email cho tác giả