Những triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường thường rất khó nhận thấy - Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, cả hai loại tiểu đường đều có cùng một số dấu hiệu cảnh báo như sau:
Dấu hiệu cảnh báo
Glucose trong cơ thể không thể chuyển hóa thành năng lượng, gây mệt mỏi - Ảnh minh họa |
Đói và mệt mỏi
Cơ thể chuyển hóa thức ăn thành glucose và các tế bào sử dụng insulin để biến glucose này trở thành năng lượng.
Nếu bạn bị tiểu đường, cơ thể sẽ không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào chống lại insulin mà cơ thể tạo ra, thì glucose không thể chuyển hóa thành năng lựợng. Do đó, bạn sẽ mệt mỏi và đói hơn bình thường.
Đi tiểu nhiều và khát nước hơn
Người bình thường đi tiểu từ 4 - 7 lần trong 24 giờ, nhưng người mắc bệnh tiểu đường có thể đi nhiều hơn.
Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao thúc đẩy thận phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa. Do đó, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, tiểu nhiều làm cơ thể mất nước và cảm thấy khát, bạn sẽ uống nhiều nước theo đó lại tăng thêm số lần đi tiểu.
Mất nước làm cơ thể trở nên khô khan và ngứa ngáy - Ảnh minh họa |
Khô miệng và ngứa da
Tiểu nhiều làm cơ thể mất nước và độ ẩm vốn có, bạn sẽ cảm thấy khô miệng, khô da. Khi da bị khô có thể gây ngứa.
Mờ mắt
Thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể làm thấu kính mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và mất khả năng tập trung.
Phát hiện sớm tiểu đường giúp ngăn ngừa được nhiều biến chứng. |
Khi nào nên đi khám?
Phát hiện sớm tiểu đường có thể tránh được tổn thương thần kinh, tim mạch và các biến chứng khác. Theo đó, hãy đến bác sĩ khám và tư vấn nếu bạn cảm thấy:
- Đau bụng, mệt yếu và rất khát
- Đi tiểu rất nhiều
- Đau bụng dữ dội
- Thở gấp
- Hơi thở có mùi ngọt như chất tẩy sơn móng tay
gửi email cho tác giả